Thâm nám da khi có bầu có bình thường không?

Thâm nám da khi có bầu có bình thường không?

Nguyên nhân nào gây ra thâm nám da?

Linea nigra hay đường sọc nâu có liên quan đến thâm nám da khi có bầu không?

Làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng thâm nám da trở nên nghiêm trọng hơn khi mang thai?

Liệu bà bầu có còn bị thâm nám sau khi mang thai không?

Những đốm thâm nám trên da khi có bầu có bao giờ là dấu hiệu của bệnh lí hay không?

1. Thâm nám da khi có bầu có bình thường không?

Bà bầu thường xuất hiện các đốm da sẫm màu khi đang mang thai, một tình trạng được gọi là thâm nám da hay còn gọi là nám da. Nám da đôi khi còn được gọi là mặt nạ của thai kì vì các đốm không đều màu này thường xuất hiện xung quanh môi trên, mũi, gò má và trán dưới dạng như một loại mặt nạ.

Bạn cũng có thể xuất hiện các mảng sẫm màu trên má, dọc theo đường viền quai hàm, hoặc trên cẳng tay và các bộ phận khác của cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, làn da đã có nhiều sắc tố hơn – chẳng hạn như núm vú, tàn nhang, sẹo và da của bộ phận sinh dục có thể trở nên sẫm màu hơn khi mang thai. Điều này cũng có xu hướng xảy ra ở những vùng thường xuyên bị ma sát, chẳng hạn như nách và đùi trong.

2. Nguyên nhân nào gây ra thâm nám da?

Thâm nám da có thể được kích hoạt bởi những thay đổi nội tiết tố trong thời kì mang thai, kích thích sự gia tăng tạm thời lượng melanin mà cơ thể bạn sản xuất. Melanin là chất tự nhiên tạo ra màu sắc cho tóc, da và mắt.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng đóng một vai trò quan trọng. Những phụ nữ có nước da sẫm màu thường dễ bị nám hơn những phụ nữ có làn da sáng màu.

Bạn cũng có nhiều khả năng bị nám nếu nó xuất hiện trong gia đình bạn – gen di truyền.

3. Linea nigra hay đường sọc nâu có liên quan đến thâm nám da khi có bầu không?

Việc sản xuất melanin gia tăng tương tự gây ra các vết nám trên khuôn mặt cũng gây ra nếp nhăn, hoặc đường sẫm màu mà bạn có thể nhận thấy chạy dọc xuống bụng.

Trước khi mang thai, luôn tồn tại đường linea alba (đường sọc trắng) chạy từ rốn đến xương mu, mặc dù bạn có thể không nhận ra vì nó có màu giống với phần da còn lại của bạn.

Trong thời kì mang thai, sắc tố do tăng sản xuất melanin biến linea alba thành linea nigra (đường sọc nâu). Đường sọc nâu này có thể sẽ mờ dần về màu trước khi mang thai vài tháng sau khi bạn sinh con.

4. Làm cách nào để ngăn ngừa tình trạng thâm nám da trở nên nghiêm trọng hơn khi mang thai?

Tất cả những thay đổi về sắc tố da do nám da thường tự biến mất sau khi sinh, nhưng bạn có thể thực hiện một số cách sau đây để giảm thiểu các vết thâm trên da khi mang thai một cách an toàn:

  • Sử dụng kem chống nắng: Điều này rất quan trọng vì tiếp xúc với tia cực tím (UV) của ánh nắng mặt trời gây ra thâm nám và làm tăng cường thay đổi sắc tố. Sử dụng kem chống nắng phổ rộng (công thức chống lại cả tia UVA và UVB) với SPF 30 hoặc cao hơn mỗi ngày, ngay cả khi trời không có nắng và thoa lại thường xuyên trong ngày nếu bạn đang ở ngoài. Ngay cả khi bạn không định ra khỏi nhà hoặc dành nhiều thời gian bên ngoài, bạn nên áp dụng biện pháp chống nắng như một phần thói quen buổi sáng của mình. Học viện Da liễu Hoa Kì cảnh báo rằng da của bạn tiếp xúc với một lượng đáng kể tia UV bất cứ khi nào bạn đi bộ xuống phố, đi xe hoặc thậm chí ngồi bên trong gần cửa sổ.
  • Khi bạn ra ngoài, hãy đội mũ rộng vành cũng như mặc áo dài tay: Nếu bạn có những thay đổi về sắc tố trên cánh tay. Hạn chế thời gian bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.
  • Đừng tẩy lông: Sử dụng sáp tẩy lông có thể gây viêm da, làm nặng thêm tình trạng thâm nám da, đặc biệt là những vùng da bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi sắc tố.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây dị ứng: Sữa rửa mặt và kem bôi mặt gây kích ứng da có thể khiến tình trạng thâm nám da trở nên nghiêm trọng hơn.

5. Liệu bà bầu có còn bị thâm nám sau khi mang thai không?

Nám da thường mờ dần mà không cần điều trị sau khi bạn sinh con. Các đốm sậm màu này có thể sẽ mờ dần trong vòng một năm sau khi sinh và làn da của bạn sẽ trở lại bình thường, mặc dù đôi khi những thay đổi không bao giờ hoàn toàn biến mất.

Đối với một số phụ nữ sử dụng các biện pháp tránh thai có chứa estrogen (như  thuốc tránh thai, miếng dán và vòng âm đạo) cũng có thể góp phần gây ra thâm nám da. Nếu những thay đổi trên da gây khó chịu, hãy cân nhắc lựa chọn biện pháp ngừa thai khác.

Nếu làn da của bạn vẫn còn lấm tấm một vài tháng sau khi sinh và nó làm phiền bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ da liễu về các lựa chọn điều trị thâm nám nếu bạn muốn.

Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai lại sớm, hãy cho bác sĩ biết và kiểm tra với trước khi sử dụng bất kì phương pháp điều trị không kê đơn nào.

Đừng mong đợi kết quả tức thì, có thể mất nhiều tháng để thấy sự cải thiện. Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ da liễu có thể làm sáng các đốm đen bằng phương pháp điều trị bằng laser, nhưng đó không phải là lựa chọn đầu tiên dành cho bạn.

Trong mọi trường hợp, hãy tiếp tục bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, mặc quần áo bảo vệ và tránh nắng trong giờ cao điểm.

6. Những đốm thâm nám trên da khi có bầu có bao giờ là dấu hiệu của bệnh lí hay không?

Một số loại thâm nám da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc các vấn đề y tế khác. Hãy đi khám nếu bạn có những thay đổi về sắc tố da cũng như đau, nhức, đỏ hoặc chảy máu, hay nếu bạn nhận thấy bất kì thay đổi tiêu cực nào về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của những đốm thâm nám.

Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức hữu trong quá trình mang thai!


Đọc thêm:

Chìa khóa đốt cháy mỡ thừa – giải phóng chất béo sau 2 tuần cùng Belly5!

Giảm eo an toàn và nhanh chóng khi cho con bú cùng Belly5 Serum

Điều gì tạo nên Belly5 trở thành khắc tinh của mỡ bụng và thâm rạn da?

14 Cách giảm eo hiệu quả cho mọi cơ địa

Tư vấn trực tiếp: Facebook hoặc Hotline: 094 1800 797

 

Trả lời