Trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh em bé, ngực của bạn có thể bị căng cứng với sữa mẹ. Vào những lúc khác trong thời gian này, bạn có thể nhận thấy những cục u nhỏ và mềm ở ngực. Đây là rất có thể là hiện tượng tắc tia sữa – một vấn đề hay gặp phải ở các bà mẹ cho con bú, nhưng chúng thường tự biến mất trong một vài ngày nếu ở mức độ nhẹ.
Nếu sau đó khối u này không nhỏ đi hoặc không biến mất sau khoảng một tuần thì mẹ nên được bác sĩ kiểm tra. Nếu bác sĩ cần thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào để chẩn đoán khối u, bạn cũng không cần phải ngừng cho con bú. Siêu âm, chụp X-quang tuyến vú, sinh thiết kim, và xét nghiệm máu đều có thể được thực hiện một cách an toàn với việc trẻ tiếp tục được bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn cần phẫu thuật để loại bỏ một khối u: u nang hoặc một phần mô vú để sinh thiết, nó có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Bạn phải luôn theo dõi nguồn sữa của mình sau bất kỳ loại phẫu thuật vú nào.
I. 07 loại u vú được tìm thấy ở bà mẹ khi đang cho con bú
1. Tắc tia sữa/ tắc ống dẫn sữa
Các ống dẫn sữa bị t ắc thường là các cục u nhỏ, căng, nóng, mềm. Chúng bất ngờ xuất hiện và biến mất trong vòng vài ngày khi trẻ bú mẹ. Hầu hết các ống dẫn sữa bị tắc không cần yêu cầu bất kỳ phương pháp điều trị nào ngoài việc cho con bú trực tiếp để mang lại hiệu quả nhất.
2. Viêm vú
Viêm vú là một bệnh về nhiễm trùng vú. Một khối u liên quan đến viêm vú sẽ gây đau đớn, và khu vực xung quanh khối u có thể ấm, đỏ và sưng. Viêm vú cũng có thể đi kèm với sốt. Bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh để chữa lành khỏi nhiễm trùng vú, vì vậy hãy đi khám bác sĩ để được điều trị cụ thể.
3. U nang
U nang là một khối tròn hoặc hình bầu dục vô hại có chứa một tập hợp chất lỏng. Nó sẽ khiến mẹ cảm thấy cục u này cứng và nó có thể dễ dàng di chuyển xung quanh bên trong vú mẹ. U nang thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, ở một số trường hợp u nang phải được loại bỏ ra khỏi cơ thể.
4. U xơ vú
Một số phụ nữ có mô vú sần sùi có thể trở nên mềm và có cảm giác như xuất hiện nhiều nốt nhỏ cứng ở vú. U u xơ vú không phải là ung thư và không ảnh hưởng đến việc cho con bú.
5. Lipomas (khối u dưới da)
Lipomas là một khối u lành tính hình thành dưới da do sự phát triển quá mức của các tế bào mỡ. Một lipoma có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, nơi có các tế bào mỡ. Đây là loại u lành tính bởi nó thường mềm, không gây đau và không gây ung thư.
6. Ổ tụ máu
Là tập hợp máu dưới da do chấn thương hoặc phẫu thuật. Nó có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn. Khu vực xung quanh khối u thường gây cảm giác đau đớn và nó cũng có thể bị đỏ hoặc sưng. Nếu máu ở gần da, da có thể bị đổi màu hoặc bầm tím.
7. Ung thư vú
Chỉ có khoảng 3 % phụ nữ cho con bú bị ung thư vú trong thời gian này. Ung thư vú có thể xuất hiện dưới dạng một khối u cứng, không đau mà dường như không có đường viền rõ ràng.
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy một khối u ở vú và có đi kèm với 1 hoặc tất cả các dấu hiệu sau đây:
- Tiết dịch núm vú
- Đau vú không tự khỏi
- Xuất hiện khối màu đỏ ở da đầu của núm vú hoặc bề mặt da vú
- Kích ứng da
- Tụt núm vú
- Sưng, ngay cả khi không có khối u
Có những triệu chứng này không nhất thiết có nghĩa là bạn bị ung thư vú. Nhưng bạn vẫn nên thăm khắm sớm nhất có thể để đảm bảo an toàn.
II. Những điều mẹ có thể làm khi phát hiện có u vú khi đang cho con bú?
- Tiếp tục cho con bú.
- Massage vùng có u vú.
- Hãy chắc chắn rằng em bé được bú mẹ đúng cách. Việc này sẽ em bé rút sữa mẹ hiệu quả hơn và có thể giúp ngăn ngừa và giải quyết tắc tia sữa và vón cục.
- Bắt đầu mỗi lần cho ăn bằng cách cho trẻ bú ở bên vú có u trước. Sức hút của bé sẽ mạnh hơn khi bắt đầu bú, điều này có thể giúp lấy ra bất kỳ phần sữa bị tắc nào đang có.
- Cho bé bú mẹ ở cả 2 bầu vú. Làm trống toàn bộ 2 bầu ngực có thể giúp ngăn ngừa và giải quyết vấn đề tắc tia sữa có thể xảy ra.
- Áp dụng một miếng vải ấm, ẩm vào khu vực có chứa cục u và massage trước khi cho con bú.
- Rửa vú và núm vú bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.
- Tránh quần áo chật, áo lót chật vì chúng có thể gây áp lực lên vùng bị ảnh hưởng. Áp lực quá mức lên mô vú có thể dẫn đến viêm vú.
- Nếu khu vực vú xung quanh khối u trở nên đỏ và ấm, hoặc nếu bạn bị sốt, hãy đến bác sĩ để kiểm tra nhiễm trùng vú, rất có thể đây là tình trạng áp xe vú.
- Theo dõi kích thước của khối u. Một khối u nhỏ hơn hoặc biến mất thường không phải quá lo lắng. Ngược lại, kích thước khối u đang phát triển thì cần phải được bác sĩ kiểm tra.
- Trong khi bạn đang cho con bú, bạn vẫn nên thực hiện tự kiểm tra vú hàng tháng và tiếp tục gặp bác sĩ để khám và kiểm tra thể chất hàng năm.
Hầu hết các khối u vú khi đang cho con bú có thể không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một trường hợp không may mắn, khối u có thể là ung thư. Đây là lý do tại sao bạn không nên ngần ngại việc thăm khám nếu có một khối u bất thường hoặc nó không biến mất. Khi đối phó với ung thư, việc phát hiện sớm là rất quan trọng. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú trong khi bạn đang cho con bú, bạn sẽ phải ngừng cho con bú nếu quá trình điều trị của bạn bao gồm hóa trị và xạ trị.