Tư vấn về sữa mẹ – Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC

Sữa mẹ là nguồn thức ăn lỏng do vú của mẹ sản xuất ra được để cho trẻ sơ sinh bú. Cơ thể của một người phụ nữ tạo ra nó để đáp ứng với việc mang thai và sinh con – nuôi con bằng sữa mẹ.

Sữa mẹ cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cũng như bảo vệ chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho cả mẹ và con theo nhiều cách khác nhau và nhiều lợi ích sức khỏe tiếp tục lâu sau khi việc cho con bú kết thúc.

Thành phần của sữa mẹ có gì?

Thành phần của sữa mẹ rất phức tạp. Nó bao gồm hơn 200 chất khác nhau, bao gồm: protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và khoáng chất, các chất dinh dưỡng khác, enzyme và hormones. Thành phần dinh dưỡng này là không đổi. Nhưng nó sẽ thay đổi hàm lượng khác nhau từ mẹ này sang mẹ khác và thậm chí thay đổi trong cùng một người mẹ để phù hợp nhất với con tại thời điểm đó (ví dụ: khi trẻ bị ốm hay bị bệnh).

Chuyên gia Sữa mẹ - DS. Lan Hương

“Sữa mẹ sẽ thay đổi trong mỗi lần cho ăn, từ lúc này sang lúc khác trong suốt cả ngày và theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của đứa trẻ đang lớn”. Theo chuyên gia Sữa mẹDS. Lan Hương của Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC cho biết.

Mất bao lâu để sữa mẹ về?

Việc sản xuất sữa mẹ đã bắt đầu trong thai kì. Sau đó, khi em bé nhà bạn được sinh ra, bạn sẽ có một lượng sữa nhỏ trong một hoặc hai ngày đầu tiên. Đến ngày thứ ba sau khi sinh, việc sản xuất sữa mẹ tăng lên. Khi sữa mẹ “về”, bạn sẽ cảm thấy ngực của mình bắt đầu căng, đầy và lớn hơn. Tuy nhiên, có thể mất nhiều thời gian hơn ( tối đa 5 ngày) để các bà mẹ lần đầu làm đầy sữa mẹ trong ngực mình.

Các giai đoạn của sữa mẹ

Sữa mẹ thường được đề cập tới trong ba giai đoạn: sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp và sữa mẹ trưởng thành.

Sữa non: Sữa non là sữa mẹ đầu tiên tiết ra. Nó có mặt vào cuối thai kì và trong vài ngày đầu sau khi sinh em bé. Nó thường đặc, màu vàng và dính, nhưng nó cũng có thể mỏng và màu trắng hoặc màu cam.

Lan Hương chia sẻ: “Sữa non dễ dàng cho trẻ sơ sinh tiêu hóa. Nó giàu protein, ít chất béo và chứa nồng độ kháng thể cao, cụ thể là Immunoglobulin A (IgA), cũng như các tế bào bạch cầu, để chống lại nhiễm trùng”.

Đây cũng là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên giúp ngăn ngừa bệnh vàng da bằng cách làm sạch cơ thể của trẻ sơ sinh, đẩu phân xu ra ngoài – loại phân đầu tiên dày, đen mà bé sẽ đi trong 1 đến 2 lần đi phân đầu tiên. Lượng sữa non mà cơ thể bạn tạo ra rất nhỏ, nhưng khối lượng nhỏ đó lại chứa mọi thứ mà em bé mới sinh cần trong vài ngày đầu đời.

Sữa mẹ chuyển tiếp: Sữa mẹ chuyển tiếp là sự kết hợp giữa sữa non và sữa trưởng thành. Khi sữa mẹ bắt đầu chuyển đến, vào khoảng ba đến năm ngày sau khi sinh, nó sẽ trộn với sữa non và chuyển dần sang sữa trưởng thành trong vài ngày hoặc một tuần.

Sữa mẹ trưởng thành: Sữa của bạn sẽ thay đổi thành sữa mẹ trưởng thành vào thời điểm bé khoảng hai tuần tuổi. Sữa mẹ trưởng thành là sự kết hợp giữa sữa đầu và sữa cuối. Khi con bạn ngậm bắt vú và mút bú, sữa đầu tiên chảy ra khỏi vú của bạn là sữa đầu: sữa mỏng, nhiều nước, ít chất béo và calo. Khi bạn tiếp tục cho con bú, sữa cuối sẽ theo sau: nó dày hơn, đặc hơn và rất giàu chất béo cũng như calo cao hơn.

Sữa mẹ có màu gì?

Các màu sắc của sữa mẹ có thể thay đổi trong suốt cả ngày, hoặc từ ngày này sang ngày khác. Nó thường có màu trắng, vàng hoặc xanh. Nhưng, tùy thuộc vào những gì bạn ăn, nó có thể có màu xanh lá cây, mà cam, nâu hoặc hồng.

Sữa mẹ có màu gì?

Hương vị của sữa mẹ như thế nào?

Sữa mẹ được mô tả là có vị ngọt và sánh. Nó nhận được vị ngọt từ đường sữa lactose, và nó có dạng kem nhờ lượng chất béo có trong nó. Các loại thực phẩm mà bạn ăn mỗi ngày như là một phần của chế độ ăn cho con bú cũng sẽ góp phần tạo nên hương vị của sữa mẹ.

Mẹ có đủ sữa để đáp ứng nhu cầu của con hay không?

Cơ thể bạn bắt đầu tạo ra sữa mẹ để đáp ứng với việc mang thai và sinh con. Nhưng, để tiếp tục làm sữa mẹ sau khi sinh em bé, bạn phải cho con bú hoặc vắt sữa mẹ thường xuyên. Bạn càng cho con bú hoặc vắt sữa nhiều, bạn sẽ càng cho cơ thể bạn tạo ra nhiều sữa mẹ hơn.

Hầu như tất cả các bà mẹ đều có khả năng cung cấp sữa mẹ tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, nếu bạn lo lắng hoặc vật lộn với ít sữa sau sinh, hãy nhờ tới sự trợ giúp. Chuyên gia Sữa mẹ – DS. Lan Hương và đội ngũ cán bộ dược sĩ của Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC luôn sẵn sàng bên bạn, đồng hành cùng bạn khơi dậy nguồn sữa mẹ dồi dào và chất lượng để duy trì trong suốt 24 tháng đầu đời của con. Hotline liên hệ: 0918753797 / 0977944437.

Hầu hết, việc chỉnh khớp ngậm cho con bú, tập cách bú đúng cho mẹ và bé, kết hợp cho con bú thường xuyên hơn có thể giúp xoay vòng và đưa mọi thứ trở lại đúng hướng. Tài liệu thêm cho mẹ: Chỉnh khớp ngậm đúng và tập bé bỏ bú dễ hay khó?

Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC – Địa chỉ tư vấn về sữa mẹ tin cậy và chất lượng cao

Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC nhận tư vấn sữa mẹ và phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ đang mang thai và cho con bú quan tâm tới các dịch vụ như:

  • Tắc tia sữa – thông tắc tia sữa
  • Chỉnh khớp ngậm (với các mẹ và bé đều bình thường hoặc có kèm theo các vấn đề như: mẹ có cấu tạo ti đặc biệt: ti đĩa, ti thụt, đầu ti to,…; em bé sinh non, trẻ có khe hở môi, dính thắng lưỡi, lưỡi ngắn,…)

Chỉnh khớp ngậm

  • Tập bé bỏ bú/ tập bé từ chối bú mẹ – tập cho trẻ bú mẹ trở lại
  • Chữa nứt đầu ti, nứt cổ gà
  • Chữa ít sữa, mất sữa sau sinh

Tư vấn về sữa mẹ

  • Tư vấn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ
  • Chuyên gia trực tiếp điều trị: DS. Vũ Thị Lan Hương
  • Địa chỉ: Trung tâm tư vấn sữa mẹ BMC – Số 5, hẻm 9/12/95, Hoàng Cầu, Hà Nội.
  • Hotline liên hệ: 0918753797 / 0977944437

Bảng giá dịch vụ tham khảo:

Bảng giá dịch vụ

Trả lời